Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Tự sơn lại đồ gỗ cũ với các bước đơn giản

Có những thứ đồ gỗ đã cũ nhưng bạn vẫn chưa muốn bỏ đi vì một số lý do nào đó. Vậy bạn hãy sơn lại để chúng có thể phục vụ bạn được lâu hơn

Các bước chuẩn bị:
– Xác định rõ loại sơn gỗ, màu sơn và phương pháp sơn phù hợp với bạn. Súng phun cho bề mặt đẹp hơn nhưng lại yêu cầu đầu tư lớn về thiết bị. Các hộp sơn xịt cũng cho bề mặt đẹp nhưng giá thành lại khá cao. Phương pháp sơn bằng chổi vẫn là thông dụng nhất.
– Chuẩn bị các dụng cụ và cần thiết: súng sơn, chổi sơn (nên lựa chọn loại tốt, không bị rụng lông khi quét), dumg môi rửa, giẻ lau, đồ lót phía dưới để tránh dây ra sàn
– Chuẩn bị bề mặt gỗ:  Tháo hết các phụ kiện nhô ra ngoài như tay cầm, chốt hãm. Các chi tiết khác như khóa chìm, chốt chìm cần được che lại bằng băng dính. Nếu bề mặt chưa sơn bao giờ bạn cần xem lại các vết nứt, lỗ hổng và trám chúng lại bằng ma tít. Dùng giấy ráp mịn đánh bóng bề mặt cần sơn.
sơn cho gỗ
Sơn cho gỗ
 Đã xong các công tác chuẩn bị, giờ hãy bắt tay vào sơn:

Bước 1: Sơn lót
Đầu tiên bạn nên sơn toàn bộ bề măt của đồ cần sơn bằng một lớp sơn lót.  Lớp lót này cần được sơn thật mỏng và đều.

Bước 2: Sơn phủ
Sau khi lớp lót khô, sơn tiếp lớp sơn phủ. Nếu dùng chổi sơn bạn nên nhớ quét theo chiều của thớ gỗ, sơn sẽ dễ điền vào các khe hở và ít để lại  vết chổi hơn. Nếu lớp phủ vẫn còn mỏng, có thể sơn thêm một lớp nữa.

Bước 3: Hoàn thiện
Chờ sơn khô, lắp các chi tiết vào vị trí và đưa vào sử dụng. Nên nhớ kiểm tra sơn khô hoàn toàn vì nếu chỉ mới khô bề mặt thì sơn rất dễ bị hỏng khi bị  va chạm.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Quy trình sơn pu, sơn gỗ cao cấp



Nói chung, cần phải nhìn mẫu màu sơn đã cho cũng như chất liệu gỗ mà Bạn định sử dụng thì mới có quyết định chính xác về qui trình sơn được. Đó chính là điểm hơn nhau về kinh nghiệm của người quyết định qui trình nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí sơn (bao gồm chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu và cả chi phí thời gian), nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sơn như yêu cầu.
Đầu tiên: sau khi chà nhám đạt yêu cầu (nếu không chà nhám đạt yêu cầu sau này sẽ tốn rất nhiều công sức và chi phí để sửa chữa mà có khi không đạt yêu cầu) tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng, mà quyết định phải bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn thì đối với hệ sơnPU người ta đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt, vì việc thực hiện sơn vẫn còn thớ gỗ khá khó khăn. Mẫu sơn vẫn còn thớ gỗ chủ yếu được thực hiện với hệ sơn NC, vì lớp sơn của hệ này mỏng. Khi thực hiện bả bột,cũng cần chú ý rằng trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không. Nếu có thì bột bả phải là bột màu (thông thường là bột đen, có khi là bột nâu). Việc thực hiện bước bả bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhỏ trên bề mặt. Nếu không thực hiện bứoc này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này khi sơn.
 
Bước 2: Vì nền gỗ có điểm khác với kim loại là màu của nó luôn không đồng nhất ở mọi điểm. nên cần phải có bước chỉnh sửa màu của nền gỗ, để màu tương đối đồng nhất, để sản phẩm hoàn chỉnh sau này có màu đồng nhất (sơn staun). Việc pha màu này như thế nào thì tôi không thể trình bày được vì nó tùy thuộc vào mẫu màu cũng như loại gỗ mà Bạn định sử dụng. Việc này đòi hỏi thợ có kinh nghiệm ( cũng cần lưu ý rằng loại gỗ của mẫu sơn đã cho và loại gỗ của sản phẩm định thực hiện có giống nhau hay không. Có nhiều trường hợp tuy có cùng loại cây nhưng do trồng trên các vùng đất khác nhau nên có màu rất khác nhau. hoặc trên cùng một cây nhưng vùng lõi sẽ có màu khác với vùng giác cây, nên việc thực hiện màu sẽ có sai biệt). Với các loại gỗ nhân tạo thì chúng có màu khá đồng nhất, nhưng trong một vài trường hợp người ta cũng thực hiện bước này trên toàn bộ nền gỗ nhằm chỉnh sửa màu nền để dễ dàng thực hiện các bước sau. Với loại sơn không thấy nền gỗ (sơn pigment) thì không cần bước này. tuy nhiên với một vài loại gỗ có nền gỗ trên từng vùng quá khác biệt nhau (xanh đen hoặc đen và trắng) thì khi sơn pigment trắng Bạn nên stain để giảm thiểu bớt lớp sơn trắng sau này
Bước 3: sơn lót lần 1 và lần 2 (siller). Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỉ lệ 2:1 (2 PU với 1 cứng). Tỉ lệ này có thể gia giảm hoặc thêm các phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nổi tim hoặc tệ hơn là nổi bọt khí, sẽ mất nhiều công sửa chữa. Ở bước này đã lấp gần hết các tim gỗ. Nếu tay nghề khá, với các loại gỗ có tim gỗ nhỏ và đã thực hiện tốt bước bả bột trước đây, Bạn có thể chỉ cần 1 bước sơn lót để giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, nhân công và cả thời gian nữa
- Sau từng bứoc sơn lót 1 (siller) đều phải chà nhám chà nhám, trám trét các khuyết tật còn có
 Bước 4: sơn màu lần 1. Như đã nói ở trên, việc pha màu này do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định. Để tránh màu bị quá đậm hoặc không đồng đều, lần sơn 1 này chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu.
 
sơn lót
Sơn lót
Bước 5: sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn này, người thợ sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này nên bố trí thợ có kinh nghiệm hơn thợ sơn bước 1.
Bước 6: Sơn lót lần 2 . Lớp sơn lót này chỉ cần vừa đủ mỏng để giữa lớp màu không bị bong trót khi chà nhám, cũng như trám các khuyết tật còn sót lại.Ở lần sơn lót này va sau khi chà nhám bề mặt phải đạt 100%, không còn các khuyết tật
- Chà nhám đạt yêu cầu. Kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật, nếu có lần cuối trước khi phun bóng.
Bước 7: Phun bóng (top coat). Tùy theo mẫu sơn mà chọn độ bóng sơn thích hợp. Có nhiều cấp độ bóng của sơn từ mờ nhất là cấp độ 10, lên 20, 30.... và bóng nhất là 90. Sơn bóng mờ 10, 20, cũng như loại rất bóng 80, 90 thường đắt hơn các loại ở giữa. Thường thì tỉ lệ pha này cũng là 2:1 (2 bóng với 1 cứng).Tỉ lệ này được gia giảm hoặc được pha thêm các phụ gia khác tùy theo điều kiện thời tiết. Lưu ý rằng ngoài sự cố nổi bọt như đối với lớp lót thì nếu trong buổi tối, sáng sớm, lúc trời có nhiều sương mù, màng sơn bóng sẽ rất dễ bị mờ do bảo hòa hơi nước trên bề mặt sơn, vì vậy cần pha thêm phụ gia để làm chậm tốc độ bay hơi. Đây là lớp sơn hoàn thiện quyết định rất nhiều đến chất lượng lớp sơn, nên cần thợ sơn có tay nghề khá hơn. Điều kiện phòng sơn cũng yêu cầu nghiêm ngặt hơn, không có bụi bẩn, nhất là với các loại sơn có độ bóng cao.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Cách xử lý đồ gỗ bị tróc sơn hay rạn nứt

 Đồ gỗ sau một thời gian sử dụng sẽ bị rạn nứt hay tróc sơn, sau đây là 1 số kĩ thuật đơn giản giúp bạn khắc phục nhanh tình trạng trên tại nhà:

1. Đối với những đồ gỗ quý mà then chốt bị lỏng lẻo, có thể dỡ ra dùng keo dính lại cho chắc chắn. Nếu như quá lỏng, có thể bôi keo lên thanh chốt, bọc một lớp vải mỏng, rồi lại bôi một lớp keo, đợi khô là có thể cố định, nếu muốn cho then chốt sau đó có màu sắc bóng thì dùng giấy ráp phủ lớp bột hạt quả óc chó để lau.

2. Nếu lớp sơn phủ bị bong tróc, bạn nên sử dụng bột rửa ảnh hoặc hồ rửa sơn, pha trộn theo hướng dẫn sử dụng với tỷ lệ theo hướng dẫn. Bôi lên lớp sơn cũ chưa bị bong tróc, đợi đến lúc màng sơn trở nên mềm thì dùng vải lau sạch, đem phơi khô xong thì sơn lại bề mặt gỗ.
sơn gỗ cao cấp
Sơn gỗ cao cấp

3. Làm mới lớp sơn trên mặt đồ gỗ bị mờ theo thời gian, bạn chỉ cần sử dụng một tách trà đặc, khi nước giảm nhiệt, dùng miếng vải mềm nhúng vào trà rồi lau hai lần. Sau khi lau bằng nước trà đặc, lớp sơn sẽ  lại bóng gần như ban đầu, tác dụng của trà đặc làm bóng bề mặt sơn là khá tốt, phương cách này khá hiệu quả và dễ thực hiện.

4. Khi tấm gỗ có vết nứt lớn và khá sâu, bạn hãy trộn mạt cưa với loại keo dùng để pha với vôi quét tường nhét vào những vết nứt đó. Sau đó, bạn hãy thoa màu cho hợp với màu của vecni cũ.

5. Nếu như trên bề mặt đồ gỗ có những vết nứt, có thể dùng cồn i-ốt pha loãng chà hoặc đổ lên bề mặt sơn thông thường, cách vài ngày lấy vải chà sát thật mạnh là có thể khôi phục được nguyên trạng với vẻ đẹp ban đầu.
6.Bước cuối cùng bạn nên làm mới lại đồ gỗ của mình bằng bộ sản phẩm tiện dụng có thể pha chế nhanh tại nhà: sơn gỗ cao cấp OSEVEN PLAX, lớp sơn mới sẽ giúp cải thiện giá trị và bảo vệ bề mặt gỗ không bị bong tróc và rạn nứt.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Nên chọn sơn pu loại nào



Các bạn đang có ý định sơn pu mới cho đồ trong gia đình hoặc sửa lại đồ đạc cũ mà còn đang phân vân chưa biết nên chọn loại sơn nào là tốt nhất.
Thực ra không phải cứ sơn đắt tiền mới là tốt nhất loại sơn nào cũng có nhược điểm, quan trọng là các bạn phải biết được nhược điểm đó để tránh cho đồ trong gia đình thì độ bền của chúng sẽ cao hơn.
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn ưu, nhược điểm của loại sơn pu để các bạn có thể tìm hiểu và chọn cho mình loại sơn thích hợp.
SƠN PU 1K :
Là hệ sơn 1 thành phần được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa pu 1 thành phần phù hợp cho đồ gỗ nội, ngoại thất, kim loại gốm.....
ƯU ĐIỂM:
 Bám dính tốt.
Bền uốn tốt.
Độ cứng cao.
Hàm lượng tốt.
Không phai màu.
Chịu thời tiết, chống ố vàng.
Màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao.
NHƯỢC ĐIỂM:
Không có khả năng chống trầy, không kháng được dung môi.

SƠN PU 2 THÀNH PHẦN :
Là loại sơn có tính năng ưu việt được sử dụng rộng rãi trong các loại gỗ, mây, tre lá. Đa dạng về màu sắc được sử dụng làm sơn lót và phủ trên các loại gỗ, kim loại.....
ƯU ĐIỂM:
Bám dính tốt, độ cứng cao.
Bền uốn tốt, bền va đập.
NHƯỢC ĐIỂM:
Chậm khô, không kháng dung môi.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Quy trình sơn pu cho đồ gỗ nội thất


Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt gỗ cần được làm nhẵn bằng giấy nhám 240 ( độ mịn của giấy nhám). Với các chi tiết gỗ bị khuyết tật cần được xử lý kỹ hơn bằng các phương pháp rặm, vá, sau khi đánh nhám bề mặt gỗ không còn gồ ghề chỉ còn cảm giác mát mịn là được .

Bước 2: Bả bột hoặc lau màu

Bột bả sẽ được bả lên bề mặt gỗ nhằm bít kín những ghim gỗ, làm cho bề mặt gỗ không còn thẩm thấu được nước. Với những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt, màu sẽ được trộn lẫn với bột bả để lau lên bề mặt. Sau thời gian nhất định bột bả đã khô, tiếp tục sử dụng giấy nhám 240 để chà lại.

Bước 3: Sơn lót lớp 1

Bề mặt được làm sạch bụi, sử dụng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót, kết thúc lớp lót 1 .

Bước 4: Sơn lót lớp 2

Sau thời gian khoảng 2h lớp sơn lót 1 đã khô, dùng giấy nhám 320 ( độ mịn của giấy nhám ). Nhám lại bề mặt gỗ và tiếp tục sơn lớp lót thứ 2 sử dụng súng sơn với áp lực hơi 8 kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót.

Bước 5: Phun màu

Sau thời gian 2h bề mặt lớp lót thứ 2 đã khô, tiếp tục dùng giấy nhám 320 chà nhẹ cho bề mặt mịn, thổi sạch bụi và phun màu với áp lực hơi 8 kg/cm2, góc mở vòi phun là 60˚, khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt gỗ là 50cm. Lớp màu sẽ được phun 2-3 lượt cho 1 lần phun màu.

Bước 6: Dặm màu và phun bóng

Sau thời gian khoảng 1h lớp màu đã khô, dùng giấy nhám 320 vuốt nhẹ, thổi sạch dặm lại những điểm màu nhạt hơn. Để có được màu thật đều trên bề mặt gỗ, sau đó tiến hành phun lớp bóng bề mặt. Cuối cùng sau khoảng 8-10h ( trong điều kiện thời tiết có nắng ) phun bóng sản phẩm có thể đóng gói xuất xưởng.

Sơn cho gỗ - Sơn PU Oseven, Quy trình sơn gỗ hoàn chỉnh.

Oseven là nhãn hiệu sơn gỗ cao cấp có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay, đã và đang được các công trình 5 sao trên cả nước tin dùng.

 

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Hướng dẫn cách bảo quản sơn khi còn dư

Phần sơn còn thừa sau mỗi lần sơn sẽ vẫn giữ được rất lâu nếu bạn đóng lon sơn thật kín,ngăn không khí thâm nhập vào trong bằng cách chùi thật sạch vành lon, nên thay một cái nắp mới  nếu được. Sau đó, bạn đặt một miếng gỗ lên nắp lon và dùng búa gõ nhẹ xuống để nắp lon đóng chặt & để ngược lon sơn đã được đóng chặt nắp nhằm tránh sơn đóng màn trên bề mặt. Cất trữ những lon sơn còn dư theo chiều thẳng đứng trong điều kiện thoáng mát và cách xa tầm với của trẻ em.

 

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

QUY TRÌNH PHỦ BÓNG SƠN PU TRONG NHÀ

Đặc điểm sơn gỗ:
  • Thời gian khô để xả là 90 – 120 phút.
  • Thời gian ráo mặt là 15 – 20 phút.
  • Thời gian khô đóng gói 48 – 72 giờ.

TÍNH NĂNG VƯỢT TRỘI : 5 IN 1
  1. Thân thiện môi trường
  2. Màng sơn co giãn tốt
  3. Độ bền màu cao
  4. Độ bám dính tốt
  5. Chống nấm mốc

HƯỚNG DẪN PHA CHẾ SƠN PU TRONG NHÀ:
 
Tên sản phẩm Mã sản phẩm Khô vừa Cách dùng Tỷ lệ pha
Lót Pu 612G 611 Lót Pu + Cứng OL 17 + Thinner 2  :    1     :   2.5-3
Bóng Pu 2247/2099B 2007 Bóng Pu + Cứng OL 17 + Thinner 2  :  0.8-1 :   3
Tinh mầu Happy trong nhà Happy trong nhà + Thinner 1  :  9

Lưu ý: Tỷ lệ pha chế có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng.

Một số lỗi kỹ thuật sơn gỗ thường gặp và cách khắc phục hiệu quả

1 - Màng sơn bị da cam:
  Có nhiều vết nhăn, xù xì như làn sóng trên bề mặt màng sơn
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Sơn không đều tay nơi dày nơi mỏng, màng sơn bị nhăn thường thấy ở những nơi sơn quá dày.
Sơn phải đều tay, màng sơn phải mỏng đều
Sơn quá đặc
Pha lại độ nhớt theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp
Do khi phun lượng sơn phun ra nhiều nhưng gió ít
Điều chỉnh lại súng phun cho hợp lý.

2- Màng sơn bị bong tróc:
 Màng sơn bị bong tróc trên bề mặt sản phẩm
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Bề mặt sản phẩm chuẩn bị không tốt, còn dầu mỡ, nước, bụi bẩn bám vào hoặc lớp sơn cũ cạo không sạch.
Trước khi sơn phải chuẩn bị thật tốt bề mặt sản phẩm.
Bản thân gỗ còn quá nhiều dầu.
Dùng dung môi rửa dầu trước hoặc sử dụng chất chống tươm dầu.
Pha nhiều chất đóng rắn.
Pha đúng tỷ lệ nhà cung cấp.
Sơn sử dụng không đúng hệ dung môi, sử dụng sơn của nhiều nhà cung cấp.
Phải sử dụng đúng hệ dung môi, nên sử dụng sơn một nhà cung cấp.
Xả nhám không kỹ giữa các lớp lót.
Nên xả nhám kỹ giữa các lớp lót
Pha hỗn hợp sơn để quá lâu
 
Hỗn hợp pha sơn phải sử dụng liền tránh để lâu quá 6 giờ
Hệ màu pha không tương thích sơn
Sử dụng màu pha và sơn cùng hệ tương thích

3 - Màng sơn bị chảy
 Màng sơn sau khi sơn bị chảy trên bề mặt
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Phun sơn trên bề mặt quá dày
Phải sơn độ dày thích hợp
 
Pha sơn quá loãng
 
Nên pha sơn theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp, kiểm tra độ nhớt trước khi sơn
Khi sơn để súng phun quá gần với sản phẩm được sơn
Để đúng khoảng cách giữa súng phun và sản phẩm được phun (20 -25cm)

4- Màng sơn bị mốc hay biến trắng:
 Màng sơn có hiện tượng vẩn đục, màu trắng sữa
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Không khí quá ẩm, làm cho hơi nước thấm vào màng sơn
Chú ý điều kiện không khí, thêm chất chống mốc khi nhiệt độ thấp hơn 20oC
Chất dung môi pha loãng bay hơi quá nhanh.
Lựa chọn dung môi pha loãng phù hợp với nhiệt độ thời tiết.
Trong khí nén có hơi nước
Không khí nén phải qua bộ lọc loại bỏ nước và dầu.

5 - Màng sơn nổi bọt (xì bọt kim):
 Có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt màng sơn.
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Trong sơn có bong bóng khí
Sau khi khuấy trộn để tan bọt rồi mới sử dụng.
Pha dư chất đóng rắn
Pha đúng tỷ lệ nhà cung cấp
Phun lớp dưới chưa khô đã phun lớp kế tiếp, phun quá nhiều lớp chồng lên nhau
Phải để cho lớp dưới khô hoàn toàn mới phun lớp kế tiếp, đối với lớp sơn phủ nên phun độ dày khoảng 40 – 50 micromet ( 2 – 3 pad)
Các ghim gỗ quá sâu không sử dụng bã mà phun sơn quá dày
Đối với các sản phẩm ghim sâu ta nên dùng bã để lấp ghim rồi mới sơn lót.

6 - Màng sơn bị nứt chân chim:
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Lớp lót hay lớp bã chưa khô, lớp lót sơn quá dày, sau khi sơn phủ sẽ dễ bị nứt
Giữa các lớp sơn nên để thời gian khô bảo đảm mới sơn lớp kế tiếp, không nên sơn quá dày.
 
Sử dụng dung môi khác hệ hay nhiều nhà cung cấp khác nhau
Nên sử dụng dung môi cùng hệ hay của một nhà cung cấp
 
Sản phẩm chưa đủ thời gian hồi ẩm đã gia công sơn
Cần để gỗ có thời gian hồi ẩm sau khi sấy (độ ẩm gỗ ổn định khoảng 12 - 14%)
Khi sơn lót 1 TP, phủ 2 TP. Lớp phủ ngoài sẽ làm sống lại lớp lót.
Cần phải sơn lót và sơn phủ cùng một hệ hoặc sơn lót 2 TP, phủ 1 TP.

7 - Màng sơn bị nhám hay bị hạt (bị táp):
Màng sơn sau khi phun bị nhám đều trên bề mặt.
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Khi sản phẩm còn ướt các hạt sơn thường bị táp trên bề mặt.
Khi sơn sản phẩm mờ, pad cuối cùng ta nên sơn từ phía trong ra ngoài để hơi không táp lên chỗ đã sơn.
Môi trường sơn bụi, sản phẩm trước khi sơn phủ mặt không vệ sinh sạch bụi
Vệ sinh phòng sơn và sản phẩm trước khi sơn phủ mặt
 

8 - Màng sơn bị bụi:
 Màng sơn sau khi phun bị vẩn bụi trên bề mặt
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Môi trường sơn bụi, phòng sơn không kín, có nhiều luồng gió tự nhiên thổi ngoài vào.
Phòng sơn phải được vệ sinh sạch sẽ, phòng sơn nên kín tránh các luồng gió tự nhiên từ bên ngoài thổi vào.
Chà nhám trong phòng sơn gần nơi sơn phủ mặt.
Phòng sơn phủ mặt phải được ngăn cách nơi chà nhám

9 - Màng sơn bị ướt:
Màng sơn sau khi phun bị ướt.
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Khi phun sơn PU dùng thiếu chất đóng rắn.
Sử dụng sơn pha chất đóng rắn đúng tỷ lệ của nhà cung cấp.
 
Chất đóng rắn không đảm bảo chất lượng hay hết hạn sử dụng.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi pha chế, bảo quản đậy nắp thùng kín sau khi sử dụng.

10 - Màng sơn bị loang màu
Màng sơn sau khi phun bị loang màu trên bề mặt.
Nguyên nhân Phương pháp khắc phục
Khi thực hiện bước Stain màu chưa khô đã phun lớp phủ lên bề mặt
Để cho lớp Stain màu khô rồi mới thực hiện lớp sơn phủ, khi sơn phủ không nên sơn nhiều pad liền.
Trong khí nén còn nhiều chất dầu nhớt chưa được chọn lọc sạch.
Khí nén phải được qua bình lọc loại bỏ hết chất dầu của máy nén hơi.
 
Đối với gỗ sử dụng phương pháp nhúng màu.
Sử dụng phụ gia cầm màu (chất cầm màu)

OSEVEN - QUY TRÌNH SƠN PU NỘI THẤT HOÀN CHỈNH

Sơn gỗ oseven, kỹ thuật sơn gỗ, pha chế sơn gỗ, thợ sơn gỗ chuyên nghiệp, phương pháp sơn...


So sánh giữ đánh vecni và sơn pu



Chúng ta thường nghe đến “đánh vecni” đồ gỗ nhưng ít ai hiểu đánh vecni là gì, phân biệt giữa vecni và sơn pu các loại sơn phủ khác ra sao, vecni la hỗn hợp giữa “cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ trong khoảng 24h sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt nhìn nghiêng coa vân óng ánh, vecni dùng để phủ bề mặt trang trí nội thất, kỹ thuật đánh vecni rất khó va trải qua nhiều công đoạn chủ yếu được làm thủ công hoàn toàn. Vecni phân biệt với dòng pu và sơn là vecni chỉ phủ lớp rất mỏng lên bề mạt gỗ và ngấm sâu vào trong thớ gỗ, có màu cánh gián hay nâu gụ, còn sơn pu là dòng công nghiệp chủ yếu là phủ lớp “áo” cho gỗ có hỗn hợp làm bóng bề mặt 1k hoặc 2k khá dày và có thể chống xước tốt, có màu sắc đa dạng thi công nhanh nhìn hiện đại và đẹp.

Xét về bản chất thì vecni và sơn pu (sơn gỗ) là khác nhau, vecni rất thân thiện với con người lấy bề mặt gỗ mộc làm nền và tôn lên chất mộc của gỗ, vecni khá bền dễ làm mới lại, đánh vecni là phương pháp cổ truyền từ xưa đến nay trong tân trang đồ gỗ, các đồ gỗ có giá trị đều dùng vecni để đánh bóng. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay do thời gian thi công bị rút ngắn cũng như quy mô công nghiệp nên ta thường dùng pu để đạt hiệu quả cao, nhưng nếu muốn “chơi” đồ gỗ thì nên dùng vecni.